Nhắc đến thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu nước Ý là nhắc đến Gucci. Ngày nay, thương hiệu này sở hữu hàng loạt các sản phẩm thời trang cao cấp như quần áo, phụ kiện. Nhưng nhà mốt với doanh thu 13,66 tỷ đô la này đã khởi đầu với những chiếc túi xách da Gucci. Chặng đường phát triển để Gucci có được vị thế ngày nay ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Những ngày đầu thành lập và mặt hàng chủ yếu
Tính đến thời điểm này, Gucci là một trong những thương hiệu thời trang lâu đời nhất nước Ý vẫn còn hoạt động. Nhãn hiệu thời trang này được thành lập bởi Guccio Gucci năm 1921. Cho đến năm nay, nhà Gucci đã hoạt động tròn một thế kỷ. Khởi đầu của Gucci khá giống xu hướng chung của những nhà mốt lịch sử khác. Gucci bắt đầu từ việc sản xuất thiết bị cưỡi ngựa, cũng như đồ du lịch sang trọng, túi xách da. Gucci chủ yếu đáp ứng nhu cầu của giới thượng lưu giàu có nước Ý.
Biến cố tạo ra bước ngoặt về sản phẩm Gucci
Ban đầu, thương hiệu chủ yếu sản xuất hàng da như túi xách, hàng dệt kim cao cấp, hàng lụa. Tuy nhiên những hạn chế về vật chất xuyên suốt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã buộc hãng phải sử dụng chất liệu khác. Gucci bắt buộc phải dùng bông để sản xuất những mặt hàng của mình. Chính trong thời gian này, nhãn hiệu đã giới thiệu các chi tiết mang tính biểu tượng của hãng. Đó là biểu tượng chữ lồng “Double-G” đặc biệt. Thêm vào đó là đường sọc gồm hai sọc xanh lá cây được cắt ngang bởi một thanh màu đỏ duy nhất.
Những chiếc túi xách da Gucci thời kỳ đầu
Những thành tựu nổi bật đầu tiên
Từ sau năm 1950, nhãn hiệu Gucci đã đạt được thành công đầy bất ngờ. Hãng trở thành nhãn hiệu được những ngôi sao Hollywood, du khách giàu có, và giới mộ điệu khắp nơi để ý tới. Gucci đã trở nên nổi tiếng nhờ những thiết kế sang trọng, xa hoa bậc nhất của mình. Dù người sáng lập Guccio Gucci đã qua đời vào năm 1953, công việc kinh doanh vẫn tiếp tục. Ba người con trai của Guccio Gucci là Rodolfo, Vasco và Aldo đã thành công kế thừa công việc của cha mình. Các mặt hàng như túi xách da Gucci tiếp tục phát triển và trở thành những sản phẩm nền tảng của thương hiệu này.
Thế hệ lãnh đạo tiếp theo
Nếu như thế hệ lãnh đạo thứ hai đã làm tốt việc tiếp tục phát triển Gucci thì thế hệ tiếp theo đã phải vật lộn để duy trì những thành công của hãng. Năm 1983, Rodolfo Gucci qua đời và quyền kiểm soát được chuyển cho Maurio, con trai ông. Trong giai đoạn này, thương hiệu này đã trải qua vô số rắc rối.
Năm 1990, nhà thiết kế Tom Ford người Mỹ được Gucci thuê. Ông dẫn dắt trong vai trò nhà thiết kế quần áo may sẵn, và thăng chức lên Giám đốc Sáng tạo sau 4 năm. Ford được ghi nhận là người có công trong việc giúp khôi phục danh tiếng của Gucci thời kỳ đó. Ông giúp giảm mức cung cấp sản phẩm của thương hiệu, hợp lý hóa danh tính và khôi phục sự sang trọng và xa hoa đã xác định nhãn hiệu trước đây.
Những sản phẩm bao gồm túi xách da Gucci được săn đón trở lại
Dưới sự lãnh đạo của Giannini
Năm 2004, Tom Ford trình làng bộ sưu tập cuối cùng của mình với Gucci. 2 năm sau, Giannini nắm quyền kiểm soát thiết kế quần áo may sẵn dành cho nam và nữ. Cô tiếp tục đảm nhiệm vai trò này cho đến cuối năm 2014.
Vào thời điểm Giannini rời đi, có nhiều ý kiến cho rằng Gucci đã trở nên cũ kỹ, không còn phù hợp. Cũng có rất nhiều lời bàn tán về việc ai sẽ thay thế cô. Thương hiệu sau đó đã gây bất ngờ cho khách hàng của họ. Vào năm 2015, có thông báo rằng Alessandro Michele sẽ đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo của Gucci.
Dưới sự lãnh đạo của Michele
Michele đã làm việc cho Gucci với nhiều vai trò khác nhau trong 12 năm. Tuy nhiên, ông vẫn tương đối không được biết đến với tư cách là một nhà thiết kế. Thời điểm đó, cũng không rõ ông sẽ phát triển thương hiệu theo hướng nào. Nhưng phong cách độc đáo của Michele đã chứng tỏ là một thành công lớn. Đó là sự pha trộn giữa thiên hướng cổ điển của Gucci - xa hoa, sang trọng với sự trang nhã. Nó đã thu hút nhiều khách hàng trẻ tuổi, tham vọng cũng như nhiều người trong giới thời trang.
Mẫu túi xách da Gucci năm 2016
Đầu năm 2017, có thông báo cho rằng Gucci đã đạt được doanh thu kỷ lục dưới sự lãnh đạo của Michele. Thương hiệu này đã thúc đẩy lợi nhuận tăng 11% cho Kering, công ty mẹ của hãng. Và cho đến ngày nay, hiệu suất cao của nhãn hiệu xa xỉ này vẫn được duy trì.
Ý nghĩa của logo Gucci
Logo Gucci có lẽ được coi là biểu tượng dễ nhận biết nhất về mặt thương hiệu xa xỉ. Aldo Gucci, con trai của Gucci, gia nhập công ty vào năm 1933 và đã thiết kế logo cho cha mình. Việc sử dụng hai chữ G lồng vào nhau liên quan đến tên viết tắt của nhà sáng lập Guccio Gucci. Đây là một cách đáng nhớ và đầy tính nghệ thuật để làm nổi bật ý nghĩa của người sáng lập. Người ta sẽ mãi nhớ đến Guccio Gucci một cách trực quan trong mỗi sản phẩm của hãng.
Gucci thời hiện đại
Hiện tại, Alessandro Michele là nhà thiết kế sáng tạo của Gucci. Trước đây, Michele đã từng làm việc cùng với Fendi, sau đó được Tom Ford tuyển dụng vào năm 2002. Michele đã có một số vai trò điều hành trước khi đảm nhận vị trí chỉ đạo sáng tạo cho Gucci. Ông từng làm Giám đốc Thiết kế Đồ da của hãng, và là cộng sự cho Giám đốc Sáng tạo Frida Giannini.
Gucci hiện đang thuộc sở hữu của tập đoàn xa xỉ Pháp Kering. Ngoài Gucci, Kering và chủ sở hữu Francois Pinault còn sở hữu loạt thương hiệu thời trang xa xỉ khác gồm Yves Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen.
Khám phá các bài viết khác về lịch sử túi xách tại website tuixachhanghieu!