Chanel đã khiến cả thế giới nhìn vào bằng sự ngưỡng mộ và mến phục. Nhắc đến Chanel là nhắc đến sự cao cấp, sang trọng và quyến rũ. Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu này cũng trải qua bao thăng trầm để có được sự thành công như ngày nay. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về lịch sử phát triển của Chanel.
1. Giới thiệu tổng quan
Chanel là hãng thời trang của Pháp, đóng tại thủ đô Paris, do Coco Chanel sáng lập. Theo Forbes, Alain Wertheimer và Gerard Wertheimer là chủ sở hữu của Chanel. Hai người này là cháu đối tác ban đầu của Chanel Pierre Wertheimer.
Được thành lập vào những năm 1909 – 1910, Chanel là cái tên đáng tự hào nhất trong ngành công nghiệp thời trang nước Pháp. Đây là thương hiệu mang trọn vẹn tinh hoa của thời trang cổ điển từ thời đại trước.
Không nhiều người biết rằng, Chanel là công ty thời trang hiếm hoi được quản lý tư nhân. Bắt đầu từ gia đình của người đồng sáng lập đến bà Chanel. Tại Pháp, sở hữu tư nhân là một dạng rất phổ biến của các nhà mốt cổ điển nhưng với một tên tuổi lớn như Chanel thì không dễ dàng gì giữ được. Chính điều đó đã giúp Chanel trở thành huyền thoại trong làng thời trang thế giới.
2. Ý nghĩa đến từ logo thương hiệu Chanel
Logo Chanel chính thức được công bố sau 15 năm hoạt động trong ngành thời trang. Logo Chanel được tạo nên từ hai chữ C lồng vào nhau. Logo này không có giải thích rõ ràng nên có rất nhiều suy đoán đã được đưa ra.
Người cho rằng logo là tên của nhà sáng lập Coco Chanel. Có người nói rằng đây là chữ cái đầu trong tên của Coco Chanel và người tình Capel. Cũng có ý kiến cho rằng logo giống cửa sổ của Nhà Nguyện Aubazine, nơi Coco sống lúc nhỏ.
Không thể phủ nhận, dù mang ý nghĩa nào thì biểu tượng này cũng nổi tiếng trên toàn thế giới. Chỉ cần nhìn thấy nó là người ta nghĩ ngay đến một thương hiệu thời trang cao cấp.
3. Những cột mốc lịch sử phát triển của Chanel
Gabrielle Bonheur Chanel là người đã sáng lập thương hiệu Chanel. Chanel hiện nay huy hoàng bao nhiêu thì cuộc đời của nhà sáng lập lại đầy sóng gió bấy nhiêu. Tuổi thơ của bà gặp nhiều biến cố và thiếu thốn tình cảm gia đình. Bà mất mẹ năm 12 tuổi và không lâu sau đó được cha mình gửi đến trại trẻ mồ côi. Trong thời gian sống tại trại trẻ mồ côi, bà đã được học may vá và dần thể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình. Đây có lẽ là biến cố đã giúp bà đến với con đường thời trang.
Bà chính thức bước vào ngành thời trang khi bắt đầu có nghệ danh Coco Chanel. Nghệ danh sau khi làm nghề ca hát và chuyển đến sống cùng Etienne Balsan. Một người thừa kế giàu có của ngành dệt may và bắt đầu thiết kế mũ.
Nhưng cuộc tình với Etienne Balsan nhanh chóng kết thúc. Sau đó, Coco Chanel đã gặp Arthur Capel và bắt đầu một mối quan hệ mới. Arthur Capel là người có đóng góp lớn cho sự ra đời của Chanel. Chính ông là người tài trợ để bà mở cửa hàng mũ tên gọi Chanel Mode vào năm 1909. Đây là tiền thân của nhà mốt Chanel ngày nay.
Từ năm 1913 – 1919, bà mở thêm một cửa hàng tại Deauville, giới thiệu bộ sưu tập đồ thể thao nữ đầu tiên được làm hoàn toàn bằng len jersey. Một cửa hàng thời trang cao cấp ở Biarritz và một cửa hàng sang trọng tại số 31 Rue Cambon. Cửa hàng tại số 31 Rue Cambon ở Paris là trụ sở của Chanel ngày nay.
Những năm 1920 là thời kỳ hoàng kim của Chanel khi Maison Chanel ra đời. Sự ra đời của Maison Chanel đã làm cho tiếng vang của nhà mốt ngày càng xa và nhiều nguồn khách hàng đã tìm đến.
Sau khi chiếm được một vị trí trong làng thời trang, vào năm 1921, Coco Chanel cho ra mắt sản phẩm nước hoa. Nước hoa Chanel No.5 với mùi hương riêng đặc trưng đã làm khuynh đảo giới hương liệu thời bấy giờ. Tiếp đến là cho ra đời các sản phẩm làm đẹp đầu tiên dành cho phái đẹp là son và phấn phủ. Và thêm một lần nữa Chanel khẳng định đẳng cấp của mình.
Đến năm 1926, nhà mốt này đã tạo nên một cuộc cách mạng thời trang khi ra mắt chiếc váy đen nhỏ (Little Black Dress) được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế và uyển chuyển, thách thức các chuẩn mực thời trang lúc đó.
Vào năm 1931, Coco Chanel đã đến Mỹ theo lời đề nghị của Samuel Goldwyn để thiết kế trang phục cho những ngôi sao điện ảnh đình đám thời bấy giờ như Ina Claire, Gloria Swanson, Greta Garbo,…
Chanel đã tuyển dụng hơn 4000 người vào năm 1936. Đồng thời, sở hữu 5 cửa hiệu độc quyền tại Rue Cambon, trái tim thủ đô thời trang Pháp.
Từ năm 1939, Chanel bị tác động không nhỏ vì thế chiến thứ hai. Trong thời gian này, nhà mốt đã đóng toàn bộ cửa hiệu và sa thải tất cả nhân viên. Mãi đến năm 1954, thương hiệu đình đám một thời mới trở lại. Và sự ra đời của chiếc túi xách Chanel 2.55 đã một lần nữa khẳng định tên tuổi của Chanel.
Vào năm 1971, Coco Chanel qua đời. Mất đi bà, nhà mốt này đã có một khoảng thời gian khó khăn trong việc định hình phong cách và thiết kế.
4. Chanel sau khi mất đi Coco Chanel
Vào năm 1983, Karl Lagerfeld gia nhập Chanel với vai trò là giám đốc sáng tạo. Karl Lagerfeld được xem là truyền nhân của Coco Chanel. Người đã kế thừa những quan điểm thời trang của bà và đưa nó lên một tầm cao mới. Chính Karl Lagerfeld đã vực dậy Chanel và đưa nhà mốt này trở thành thương hiệu thời trang toàn cầu.
Năm 2018, tức là sau hơn 108 năm hoạt động, Chanel lần đầu tiên công bố kết quả kinh doanh thường niên. Theo đó, doanh thu năm 2017 đạt 9,62 tỷ USD, tăng thêm 11% so với năm trước và lợi nhuận đạt 2,69 tỷ USD.
Sau hơn 30 năm gắn bó, Karl Lagerfeld qua đời vào năm 2019. Ông đã để lại cho Chanel một khối di sản khổng lồ mà chưa một nhà thiết kế thời trang nào làm được.
Người được chọn kế nhiệm tiếp theo là Virginie Viard, người đã có thời gian dài làm việc cùng Karl Lagerfeld. Làng thời trang thế giới đang chờ sự thể hiện của Virginie Viard.
Trên đây là lịch sử phát triển của Chanel – thương hiệu thời trang lừng danh thế giới. Để có thêm những thông tin thú vị về các nhà mốt hàng đầu, hãy thường xuyên ghé thăm tuixachhanghieu.com bạn nhé!